Hiện nay, số trẻ chậm nói ngày càng xuất hiện nhiều khiến cho các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng và dùng đủ mọi cách để con có thể nói được nhưng không hiệu quả. Vậy thì nguyên nhân chính là từ đâu?
Có một thực tế phải thừa nhận rằng, ngày nay số lượng điều trị cho bé chậm phát triển ngày càng nhiều. Có những bé đến 18, 21 tháng tuổi vẫn chỉ biết bập bẹ những từ vô nghĩa. Có những bé đã 3,4 tuổi nhưng vẫn “ngọng líu ngọng lô”. Không nên đổ lỗi cho bé hay nghĩ rằng “con mình nó thế!”. Trẻ biết nói sớm hay muộn, nói chuẩn hay ngọng, phần lớn đều là ở sự dạy dỗ và uốn nắn của người mẹ.
Chú ý giai đoạn “phát cảm ngôn ngữ”
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung cho biết não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trước năm 3 tuổi và đây cũng là thời kỳ vàng trong việc phát triển ngôn ngữ, hay còn được gọi là giai đoạn “phát cảm ngôn ngữ”.
“Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói nêu trên… thì môi trường sống, phương pháp giáo dục của cha mẹ, người thân dành cho trẻ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng nói của trẻ” - ThS Trang Nhung nhận định.
Làm gì khi trẻ chậm nói?
ThS Nhung cho rằng khi có con chậm nói, phụ huynh phải truy xét ngay nguyên nhân chậm nói. Nếu chậm nói do khiếm khuyết cơ thể thì cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu chậm nói tâm lý thì trước hết phụ huynh cần rà soát các cách thức giao tiếp hằng ngày của mình với trẻ.
Dưới đây là những khuyến cáo mà các bác sĩ, chuyên gia tâm lý đưa ra khi phòng tránh bé chậm phát triển:
-
Phụ huynh cần có sự điều chỉnh cách dùng từ, tốc độ giao tiếp, thời lượng giao tiếp mỗi ngày với trẻ.
-
Mọi thứ xung quanh trẻ cần được gọi bằng tên chính xác, ngắn gọn để phù hợp với nhận thức và trí nhớ của trẻ.
-
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trực quan sinh động với ngôn ngữ. Tức là nói về cái gì thì sẽ chỉ tay thứ đó cho trẻ thấy, tăng cường giao tiếp mắt với trẻ…
-
Thay đổi vật dụng, môi trường tập nói cho trẻ để tạo hứng thú tương tác cho trẻ cũng là điều cần làm.
Các bạn có thể xem thêm tại trí tuệ trẻ em